Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tư vấn cải tạo nhà cấp 4 có gác suốt cực thoáng mát và gần gũi cùng với thiên nhiên

Với căn nhà dài kiểu bố trí gác suốt, KTS đã tư vấn cải tạo để căn nhà cấp 4 có một không gian hiện đại với khoảng thông tầng lớn để lấy ánh sáng và không gian trong lành cho căn nhà nhưng vẫn đầy đủ những yêu cầu mà chủ nhà đưa ra.

Không gian sinh hoạt chung với khoảng thông tầng lớn luôn tràn ngập ánh sáng.
Không gian sinh hoạt chung với khoảng thông tầng lớn luôn tràn ngập ánh sáng.
Xin chào các KTS chuyên mục Tư Vấn Nhà Hay
Mình đã theo dõi chuyên mục từ lâu và rất thích những ý tưởng tư vấn của các KTS. Nay mình có nhu cầu cải tạo căn nhà cấp 4 (hiện trạng vui lòng xem file đính kèm giúp mình). Nhờ các anh/chị tư vấn cải tạo giúp mình theo hướng làm thêm gác suốt. Bên dưới bố trí không gian sinh hoạt chung như: chỗ để xe, phòng khách, cầu thang, phòng ăn, nhà bếp .... liên thông với nhau. 
Tầng trên bố trí 2 phòng ngủ chính và 1 phòng ngủ nhỏ (vợ chồng anh chị cuối tuần về chơi), phía trước trên mái hiên làm lô gia hóng mát. 
Hy vọng sớm nhận được hồi âm của chuyên mục. Xin chân thành cám ơn chuyên mục rất nhiều, chúc aFamily càng ngày càng phát triển và có thêm nhiều bài hay.
Lâm Quang Phúc
Kiến trúc sư tư vấn:
Dựa theo những thông tin mà bạn cung cấp và yêu cầu thiết kế cho ngôi nhà, chúng tôi xin đưa ra phương án mặt bằng tư vấn cải tạo để bạn tham khảo.
Mặt bằng hiện trạng.
 Mặt bằng tư vấn cải tạo.
Mảnh đất của bạn có diện tích khá là dài với hình chữ nhật hơn nữa có không gian sân vườnkhá là rộng rãi, vì vậy để thiết kế ra một không gian thoải mái và tiện nghi không khó. Theo yêu cầu và mong muốn của bạn đề ra thì chúng tôi xin đưa ra phương án cải tạo: Tầng một là không gian sinh hoạt chung: gồm phòng khách, ăn, khu vực bếp nấu và sân phơi quần áo. Vì tầng hai là gác suốt (là một dạng gác lửng nhưng kéo dài suốt chiều ngang của căn nhà, cũng như được sử dụng các vật liệu như kính hay lan can thoáng chứ không xây tường) nên chúng tôi bố trí phòng ngủ master ở tầng một để không gian sử dụng được thoải mái và tiết kiệm diện tích. Trên gác suốt là hai phòng ngủ của khách và con có chung nhà vệ sinh. Đặc biệt là có khoảng thông tầng lớn ở phòng khách vừa mang lại ánh sáng tự nhiên cho cả nhà mà không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
Bước vào nhà là khoảng sảnh đệm cũng là nơi bố trí tủ giày. Vào bên trong nhà là phòng khách, ăn và khu vực nấu chạy dài dọc hành lang. Phòng khách với bộ ghế sofa áp tường đối diện là bàn ăn được bố trí bên cạnh của sổ có view nhìn ra vườn. Khu vực bếp nấu chạy dọc hành lang để tiết kiệm diện tích. Phía đối diện là phòng ngủ master và sân phơi. Nơi đây bạn có thể bố trí sân vườn để thư giãn nghỉ ngơi. Phòng ngủ master được bố trí nội thất đơn giản cũng như giao thông trong phòng. Căn phòng sẽ luôn tràn ngập ánh sáng từ hệ cửa kính lớn nhìn ra sân sau.
Cầu thang được bố trí giữa không gian phòng khách và bếp nấu. Lên tầng hai sẽ có khoảng hành lang đi vào hai phòng ngủ, cuối hành lang là nhà vệ sinh để thuận tiện cho việc đi lại. Phòng ngủ con và khách được bố trí nội thất đơn giản giống nhau có giưởng ngủ, tủ quần áo và bàn làm việc. Cả hai phòng ngủ đều có khoảng thông tầng lớn để lấy ánh sáng. Đó sẽ là khoảng không gian thú vị cho nơi bạn sống.
Cách bố trí đồ nội thất như vậy sẽ giúp cho không gian sống thêm tiện nghi và trở nên tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng không nên trang trí rườm ra, điều đó sẽ làm cho căn phòng thêm chật chội. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường hay những đồ decor độc đáo và bắt mắt, nó sẽ làm điểm nhấn giúp cho căn nhà của bạn thú vị và hấp dẫn hơn.
Hy vọng với phương án tư vấn cải tạo và bố trí này sẽ đáp ứng được tiện nghi cũng như nhu cầu sinh hoạt của bạn và gia đình. Sau đây là một số hình ảnh tham khảo giúp bạn hình dung không gian sống của mình được tốt hơn.
Hệ tủ bếp chữ I chạy dài hành lang tiết kiệm diện tích.
Bộ bàn ăn được bố trí bên cửa sổ đầy thơ mộng.
Hướng nhìn từ cầu thang đến phòng ngủ của con khá bắt mắt.
Phòng ngủ master tràn ngập ánh sáng với đồ nội thất cá tính.
Bàn làm việc gọn gàng đơn giản.
 Phòng ngủ con với kiểu décor cá tính lạ mắt.
 Nhà vệ sinh ốp gach lát không kém gì khách sạn.
 Phòng ngủ dưới gác mái với tone màu tinh tế dễ chịu.
 Khoảng thông tầng được décor bắt mắt.
  Khu sân sau nhà được cải tạo khá đơn giản, bạn có thể thư giãn đọc một quyển sách nhẹ nhàng.

Đủ mẹo để tẩy trắng và khử sạch mùi hôi cho bồn cầu ố vàng

Bồn cầu dùng lâu ngày thường bị ố vàng, bám cặn, bốc mùi. Với nhiều bà nội trợ, vệ sinh bồn cầu luôn nằm trong danh sách những công việc nhà đáng ghét nhất. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải làm thường xuyên để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho cả gia đình. 

Những chiếc bồn cầu sử dụng lâu ngày sẽ bị đóng cặn và có mùi khó chịu. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào giải tỏa bớt nỗi mệt nhọc khi phải làm vệ sinh góc bẩn nhất trong nhà này.

Đủ mẹo tẩy trắng và khử sạch mùi hôi cho bồn cầu ố vàng

Bên cạnh những mẹo thông tắc bồn cầu, dưới đây là bí kíp giúp công việc vệ sinh trở nên đơn giản hơn. 
Chuẩn bị
- Chất khử cặn và các loại bột tẩy có chứa hàm lượng chất tẩy mạnh như hàn the có thể tìm mua trong các hiệu thuốc. Hàn the có hiệu quả rất tốt nếu bạn muốn vệ sinh kĩ hoặc tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu.
- Chổi cọ toilet với lông bàn chải nhựa hoặc chất liệu chống xước để không làm hỏng lớp men của bồn cầu.
- Giấy ăn dùng để lau chùi mặt ngoài của bồn cầu vì sau khi sử dụng xong có thể vứt đi ngay lập tức. Dùng khăn cũ để lau chùi không vệ sinh và tiện lợi như vậy.
- Găng tay để bảo vệ làn da khỏi các vi khuẩn và chất hóa học.

Vệ sinh bồn cầu bị ố vàng
Các cặn bẩn, chất thải, vi khuẩn,...là nguyên nhân chính khiến bồn cầu ngả vàng. Bước đầu tiên, gạt cần xả để thoát hết các chất thải còn sót lại và làm ướt mặt lòng trong bồn cầu. 
- Sử dụng chất tẩy hóa học:
Bơm dung dịch diệt khuẩn quanh thành rìa bồn cầu để dung dịch chảy từ trên xuống đáy bồn cầu. Dùng bàn chải để cọ xung quanh sao cho dung dịch đều khắp trong lòng bồn cầu. Sau đó, đậy nắp chờ đợi để chất tẩy này có thời gian phát huy tác dụng.
Tranh thủ lúc này, bạn vệ sinh mặt ngoài của bồn cầu. Chú ý lau quanh bình chứa nước, các khớp nối, mặt ngoài và cả ở đáy. 
Mở nắp bồn cầu, dùng bàn chải để cọ lại, tập trung vào phần rìa trong thành bồn cầu và dưới đáy phần ống xả. Cuối cùng, xả nước và dùng nước sạch để vệ sinh lại lần cuối.
- Sử dụng chất tẩy tự nhiên
Các bước vệ sinh bồn cầu bằng chất tẩy tự nhiên cũng tương tự như khi sử dụng chất tẩy hóa học. Tuy nhiên, bạn thay các sản phẩm vệ sinh bằng những nguyên liệu tự nhiên an toàn như nước ngọt, giấm, chanh, baking soda hay hàn the. Nếu nhà bạn có vật nuôi và chúng hay thử uống nước trong toilet, hoặc nếu bạn muốn hạn chế không dùng nhiều chất hoá học trong nhà có trẻ con, thì có thể sử dụng sản phẩm tự nhiên để thay thế.
- Giấm có khả năng thấm hút hiệu quả đối với cả mùi hôi và vết bẩn. Đổ khoảng 3 chén giấm trắng từ từ ở xung quanh thành rìa bồn cầu sau đó dùng chổi cọ toilet cọ quanh. 
- Acid có trong nước ngọt có ga cũng có tác dụng tẩy sạch toilet bẩn, vì chất acid trong đồ uống này có tác dụng diệt vi khuẩn và bọt khí có tác dụng phá vỡ cặn bẩn. Hãy đổ chất lỏng này xung quanh thành rìa và bên trong bồn cầu, sau đó ngâm trong một giờ hoặc qua đêm thì dung dịch sẽ phát huy tác dụng.

Làm gối xinh tới nỗi chẳng ai tin đấy là gối

Rõ ràng, đối với con gái, thì gối không chỉ phải êm, mà còn phải thật đẹp nữa. Gối cũng có thể là một món quà thú vị dành cho những dịp đặc biệt, nên để thêm phần ý nghĩa thì bạn hãy tự làm gối nhé.

Những ngày mùa hè có thể sẽ khiến bạn lười biếng hơn, chỉ muốn ở nhà bật điều hòa và ngủ thật lâu, và những chiếc gối siêu ngọt ngào này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

Làm gối xinh đến nỗi chẳng ai tin đấy là gối
1. Gối thắt nút
Những chiếc gối thắt nút này không chỉ lạ mắt, mà còn có ý nghĩa rất sâu sắc, tượng trưng cho tình cảm bền chặt, có thể đặt trong phòng ngủ tân hôn, hoặc để tặng cho người bạn tri kỷ. Chưa chắc bạn đã tìm mua được chiếc gối nào như thế này đâu, nên hãy tự làm nhé.
Nguyên liệu:
- Khoảng 30cm vải co giãn
- Bông nhồi
- Lõi cuộn nylon bọc thực phẩm
- Kim, chỉ, kéo
Thực hiện:
- Cắt 2 dải vải dài bằng nhau, gập đôi lại theo chiều dọc rồi khâu lại để tạo thành một ống vải.
- Luồn lõi cuộn nylon vào bên trong ống vải để nhồi bông cho dễ và đều hơn.
- Khâu kín 1 đầu của mỗi ống vải nhồi bông vào.
- Xếp cho 2 ống vải nhồi bông sát cạnh nhau (song song).
- Bắt đầu thắt nút cả 2 ống vải bông.
- Giấu đoạn cuối của 2 ống vải bông vào bên trong nút thắt và khâu cố định lại.
Nhờ những chiếc gối thắt nút này, phòng ngủ đơn giản của bạn đã có thể biến thành một studio chuyên nghiệp để chụp những bức hình đẹp long lanh.
2. Gối hình bánh donut
Bộ gối hình bánh donut ngay lập tức sẽ đem đến cảm giác trẻ trung và vui tươi, còn rất thích hợp cho những gia đình có trẻ nhỏ nữa.
Nguyên liệu:
- Vải satin màu nhũ vàng
- Vải trắng
- Vải vụn nhiều màu
- Kim, chỉ, kéo
- Súng bắn keo
- Bông nhồi
Thực hiện:
- Vẽ 1 vòng tròn lớn lên vải satin (có thể dùng chiếc bát tô làm khuôn), cắt thành 2 miếng đều nhau.Tiếp tục cắt vẽ 1 vòng tròn nhỏ ở chính giữa 2 miếng vải này (có thể dùng nắp lọ gia vị làm khuôn) rồi cắt ra. Cắt 1 miếng vải trắng làm lớp kem phủ, không cần phải cắt thành hình tròn trịa, nhưng nhớ cắt sao cho đặt vừa lên miếng vải satin.
- Úp mặt phải của 2 miếng vải satin vào, khâu kín mép bên ngoài rồi lộn mặt phải ra. Tiếp tục khâu gần kín mép của phần lỗ tròn bên trong vỏ gối, chừa lại 1 đoạn nhỏ để nhồi bông.
- Nhồi bông vào trong gối, sau đó khâu kín mép vải. Dùng súng bắn keo dán miếng vải màu trắng lên mặt gối.
- Cắt vải vụn thành những miếng nhỏ nhiều màu để làm phần cốm rắc trang trí trên bánh.
- Dùng súng bắn keo dán tự do các miếng "cốm màu" này lên phần vải trắng.
Vậy là chiếc "bánh gối" của bạn đã hoàn thành. Bạn có thể làm cả bộ nhiều chiếc gối có kích thước khác nhau, giúp tạo thêm sự ngọt ngào cho phòng khách hoặc phòng ngủ.

Cận cảnh những căn nhà kỳ dị chỉ có tại Hà Nội

Ngay trên những tuyến phố, ngõ ngách của Hà Nội hiện nay đang tồn tại rất nhiều ngôi nhà với hình thù kỳ lạ, có những ngôi nhà ôm trọn vỉa hè, án ngữ cả lòng đường..... thậm chí còn có ngôi nhà trông giống hệt chùa một cột.

Cận cảnh những căn nhà kỳ dị chỉ có ở Hà Nội
Cùng ngắm những ngôi nhà “độc, lạ” giữa thủ đô.
Căn nhà có diện tích chỉ đủ để kê một kệ hàng nằm trên phố Trường Chinh.
Còn đây là một ngôi nhà 6 tầng siêu méo ở ở phố Sơn Tây hướng đi Trần Phú.
Một quán ăn mỏng đến khó tin, chiều sâu chỉ dài khoảng 60-80cm trên đoạn đường nghìn tỷ Nhật Tân - Xuân La - Bưởi- Cầu Giấy.
Cũng trên tuyến đường mới mở này một ngôi nhà siêu nhỏ, siêu mỏng khác với chiều dài chỉ khoảng hơn 2m và rộng khoảng 1m.
Còn đây là Ngôi nhà 4 tầng nằm trong nghách 102/33 đường Trường Chinh có hình dáng khá giống... chùa Một Cột. Chiều rộng ngôi nhà khoảng 1m và chiều dài 5m, các tầng trên được xây đua ra mặt đường mỗi bên khoảng gần 1m.
Ngôi nhà 2 tầng "siêu mỏng" trên phố Giang Văn Minh có mặt tiền rộng khoảng 5m nhưng chiều sâu lại chưa đến 1m. Tầng 1, gia chủ kinh doanh đủ các mặt hàng.
Ngôi nhà siêu mỏng nằm trên con ngõ nhỏ 102 phố Trường Chinh có hình thù khá kì lạ khi bề ngang chỉ rộng chưa đầy 1m nhưng chủ nhà vẫn xây dựng kiên cố tới 3 tầng.
Với diện tích mặt sàn chưa đầy 5m2, nhưng ngôi nhà được xây 3 tầng, 1 tum trong 1 ngõ phố Vạn Bảo (Ba Đình).
Còn đây là căn nhà rộng 2,5m2 trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.

12 ý tưởng ‘nhỏ mà có võ’ để tha hồ làm vườn ở trong nhà nhỏ

Nếu bạn yêu thích làm vườn nhưng không gian sống lại quá chật chội thì hãy tham khảo ngay 12 ý tưởng dưới đây nhé!

12 ý tưởng ‘nhỏ mà có võ’ để tha hồ làm vườn trong nhà nhỏ
1. Cây leo ở ban công
Đây là ý tưởng trồng cây đơn giản và không thể hiệu quả hơn đối với nhà nhỏ. Một vài loại cây hoa leo cùng chút thời gian chăm sóc sẽ biến ban công nhà bạn trở thành một khu vườn vô cùng sống động, nổi bật với rất nhiều màu sắc, đặc biệt là khi nhìn từ phía bên ngoài.
2. Một khu vườn trong chậu hoa
Ngoài ý tưởng trồng cây leo, bạn còn có thể biến ban công thành một khu vườn sinh động với những chậu cây nhỏ xinh, trồng đủ loại cây, hoa theo ý thích. Hoặc bạn cũng có thể trồng một số loại rau hay cây gia vị nếu thích. Một điều rất cần chú ý đối với ý tưởng làm vườn bằng chậu cây này là giá chậu cần chắc chắn để đảm bảo an toàn. Loại chậu có chân gắn liền với ban công hay giá treo tròn bằng thép rất hợp với ý tưởng này.

3. Bậu cửa sổ đẹp như tranh vẽ
Khu vực bậu cửa sổ là nơi lý tưởng nhất trong nhà để trồng một tổ hợp hoa -  rau - củ ấn tượng. Bạn có thể chia khu vườn ở bậu cửa thành nhiều ngăn khác nhau rồi trồng rau củ, hoa xen kẽ. Mỗi ô chỉ cần 1 vài cây thôi cũng đủ để khu vườn nhỏ này trở nên vô cùng ấn tượng và đẹp mắt.

4. Trồng cây ăn trái ở ban công
Thay vì trồng cây cảnh, bạn có thể trồng một vài loại cây ăn quả như cà rốt, dâu tây, cà chua ở ngoài ban công. Không cần quá nhiều bởi chỉ một vài chậu cây này cũng mang đến cho ngôi nhà của bạn cảm giác vườn tược thư giãn và tươi tắn rồi.

5. Vườn treo
Đối với những ngôi nhà nhỏ đến mức không thể tận dụng ban công hay khoảng trồng nào để đặt chậu cây, thì ý tưởng vườn treo sẽ cực kỳ lý tưởng. Bạn chỉ cần một vài chiếc chậu có lỗ treo dây hay khéo tay hơn thì tự chế chậu treo rồi trồng vào đó một vài loại cây, hoa mini, dễ chăm sóc như cây không khí, hay rau gia vị. Chúng không chỉ mang đến màu xanh cho nhà bạn mà còn khiến không gian sống của bạn trở nên thú vị hơn hẳn.

6. Vườn rau gia vị
Không chỉ khiến món ăn thơm ngon hơn mà đa số các loại rau gia vị còn rất dễ trồng và tốn ít diện tích, cực hợp cho nhà nhỏ. Bạn có thể tận dụng một vài chiếc lon đồ hộp cũ dể trồng cây gia vị trong đó rồi để chúng ở kệ bếp, kệ cửa sổ hay thành ban công đều được. Một tổ hợp những lon rau gia vị sẽ tạo thành một khu vườn vô cùng đẹp mắt đấy!

7. Trồng cây trong tách, chén cũ
Những chiếc cốc, chén đẹp mắt khi có sự góp mắt của cây xanh sẽ càng trở nên thu hút. Bạn có thể trồng vào cốc, chén cũ một vài cây hoa nho nhỏ như hoa mười giờ, dạ lan hương... rồi để ở bàn tiếp khách, bàn ăn để giúp không gian sống xanh và tươi mới hơn.

Một bộ cốc có hoa văn đẹp sẽ nâng giá trị thẩm mỹ của cây trồng.

Tương tự những chiếc ấm cũ, chậu cũ phủ lớp sơn màu sắc rực rỡ cũng khiến vườn cây mini của bạn ấn tượng hơn.
8. Khu vườn thẳng đứng
Đây là kiểu vườn cực tiết kiệm không gian cho các không gian sống nhỏ. Bạn có thể đóng một hệ kệ gỗ với những ngăn đựng đất nhỏ để trồng cây. Một ngăn trồng một loại cây rau là bạn đã có một khu vườn đẹp miễn chê lại siêu tiết kiệm diện tích. Hoặc bạn có thể đóng rào mắt cáo rồi treo những chậu cây nhỏ lên các mắt cáo đó để trồng được nhiều loại cây mà không lo về diện tích.

Kiều vườn làm từ pallet gỗ siêu ấn tượng, cực hợp để tự trồng rau, củ trong nhà chật.

Kiểu rào treo mắt cáo cũng rất hợp để trồng cây trong nhà nhỏ.
9. Tiểu cảnh trang trí
Nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây hoa những vẫn muốn có màu xanh trong nhà, thì hãy suy nghĩ đến việc làm một tiểu cảnh với các loại cây dễ trồng, ít phải chăm sóc như các loại, xương rồng, cây không khí... kết hợp cùng sỏi trắng và một số món đồ gốm trang trí như dưới đây. Tiểu cảnh này rất hợp để trang trí ở khu vực phòng khách đấy!

10. Đồ nội thất cũ
Đừng vội vàng vứt bỏ đồ nội thất cũ nếu bạn có nhà bạn có ban công. Chiếc ghế hỏng, kệ hỏng có thể biến thành nơi lý tưởng để đặt chậu cây, hoa và giúp bạn có một khu vườn lý tưởng trong nhà.

11. Làm vườn từ ủng cao su
Những đôi bốt cao su thực sự lý tưởng để trồng cây, hoa, đặc biệt là những loài cây ưa nước. Chỉ cần chăm chút một chút là bạn đã có góc vườn cực xinh đẹp và độc đáo trong nhà rồi.

12. Khu vườn nhỏ trong chiếc xô
Biến một chiếc xô cũ thành một khu vườn nho nhỏ là ý tưởng cực dễ áp dụng trong nhà nhỏ. Bạn chỉ cần đổ đầy đất vào xô rồi trồng rau, củ, hoa theo ý muốn là được. Nếu nhà bạn quá nhỏ để đặt xô xuống đất, bạn có thể đóng đinh hay dùng giá treo để treo xô lên. Nếu chịu khó chăm chút, chẳng bao lâu, bạn sẽ có khu vườn đẹp mắt đến khó tin.